Covid 19 có là sự kiện bất khả kháng để chấm dứt hợp đồng?

Covid 19 có là sự kiện bất khả kháng để chấm dứt hợp đồng?

Để biết việc hủy hợp đồng vì lý do dịch bệnh Covid-19 có phù hợp không và bên yêu cầu hủy hợp đồng có chịu chế tài bồi thường hay phạt vi phạm hợp đồng không thì chúng ta cần xem xét cụ thể các khía cạnh sau.

Thứ nhất, Covid-19 có được xem là “sự kiện bất khả kháng” không?

Để giải quyết câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét hợp đồng được ký kết giữa các bên. Theo đó, có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Trong hợp đồng có điều khoản quy định về “sự kiện bất khả kháng” và có ghi rằng “dịch bệnh” là một trong những “sự kiện bất khả kháng”. Theo thực tiễn xét xử, Tòa án thường ưu tiên công nhận sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Như vậy, nếu trong hợp đồng có điều khoản ghi rõ “dịch bệnh” là một trong các “sự kiện bất khả kháng” thì Tòa án sẽ có khả năng cao công nhận Covid-19 là “sự kiện bất khả kháng”.

Trường hợp 2: Trong hợp đồng không có điều khoản quy định về “sự kiện bất khả kháng” hoặc có nhưng lại không đề cập “dịch bệnh” là một trong những “sự kiện bất khả kháng”. Ở trường hợp này, chúng ta cần dẫn chiếu đến định nghĩa về “sự kiện bất khả kháng” được quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Theo định nghĩa này, để một sự kiện được xem là “sự kiện bất khả kháng” thì cần đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố:

  1. Đó là sự kiện khách quan. Sự kiện khách quan là sự kiện xảy ra ngoài ý chí của các bên trong hợp đồng, không do chủ đích của các bên trong hợp đồng. Ví dụ như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn ngoài ý muốn hoặc quy định pháp luật thay đổi.
  2. Đó là sự kiện không lường trước được. Không lường trước được là khi các bên ký kết hợp đồng, các bên không thể biết trước được sự kiện đó có thể xảy ra. Theo đó, nếu một trong các bên đã có thông tin biết sự kiện đó đã xảy ra, đang xảy ra và chắc chắn 100% sẽ xảy ra trong tương lai thì không thể xem là không lường trước được.
  3. Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Như vậy, nếu một sự kiện không có đủ 3 yếu tố trên thì không được xem là “sự kiện bất khả kháng”. Trong đó, yếu tố “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” là yếu tố quan trọng nhất và tranh luận nhiều nhất trong thực tiễn xét xử. Tùy vào từng trường hợp mà Tòa án sẽ xem rằng có thể khắc phục được hậu quả do sự kiện Covid-19 gây ra không. Dưới đây là 2 ví dụ minh họa:

...

Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để xem đầy đủ nội dung...

Trần Ngọc Thiện's Avatar

Trần Ngọc Thiện

Trần Ngọc Thiện là luật sư và thạc sĩ chuyên ngành kinh tế - tài chính với hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc giúp doanh nghiệp xây dựng mô hình quản trị phù hợp dựa theo quy mô và mục tiêu; nhận diện, phân tích, đánh giá các rủi ro hoạt động và pháp lý; tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực lao động, hôn nhân - gia đình, thương mại, doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, hành chính và hình sự.

Chọn ngôn ngữ

Chọn ngôn ngữ của bạn

Login