Chọn ngôn ngữ

Chọn ngôn ngữ của bạn

Những rủi ro “bên mua” cần lưu ý khi mua bán chuyển nhượng nhà đất

Những rủi ro “bên mua” cần lưu ý khi mua bán chuyển nhượng nhà đất

Nhà đất là một trong những tài sản lớn nhất mà nhiều người tích góp một thời gian dài mới có thể mua được. Dù vậy, việc mua bán chuyển nhượng nhà đất luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với bên mua. Do đó, hiểu rõ và nhận diện đầy đủ các rủi ro trong giao dịch nhà đất là cách tốt nhất để có được những giải pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp.

Xin lưu ý: Bài viết này phân tích rủi ro dưới góc nhìn của bên mua / bên nhận chuyển nhượng nhà đất, không bao gồm nhà đất dự án, đồng thời, chỉ nêu tóm lượt các rủi ro có thể phát sinh. Về việc phân tích sâu và chi tiết từng rủi ro, các bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Trần Ngọc Thiện.

Đối với rủi ro liên quan đến bên bán / bên chuyển nhượng, các bạn hãy tham khảo bài sau: "Các rủi ro bên bán cần lưu ý khi mua bán chuyển nhượng nhà đất".

Rủi ro 1: Hợp đồng bị vô hiệu

Nguyên nhân 1: Bên bán / bên chuyển nhượng nhà đất không đủ thẩm quyền để ký hợp đồng

Có nhiều trường hợp làm cho hợp đồng bị vô hiệu bởi vì nguyên nhân này, trong đó phổ biến nhất là các trường hợp sau:

  • Nhà đất là tài sản thừa kế nhưng không có đầy đủ những người thừa kế di sản ký hợp đồng.
  • Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng không có đủ cả vợ và chồng ký hợp đồng.
  • Nhà đất là tài sản của cha mẹ nhưng người con lại đứng ra ký hợp đồng mặc dù không có văn bản ủy quyền.

Giải pháp: Xác định đầy đủ những chủ thể có thẩm quyền ký hợp đồng của bên bán / bên chuyển nhượng.

Nguyên nhân 2: Hợp đồng nhà đất không công chứng, chứng thực

Theo quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở, trong hầu hết các trường hợp, hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất phải được công chứng, chứng thực, trừ một số trường hợp ngoại lệ, và đây cũng là yêu cầu bắt buộc để được cấp hoặc đăng ký biến động đất đai trong Giấy chứng nhận nhà đất.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: “Hợp đồng nhà đất không công chứng có bị vô hiệu?

Giải pháp: Luôn công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Hợp đồng được lập vi bằng bởi Thừa phát lại không được xem là hợp đồng công chứng, chứng thực.

...

Bạn hãy đăng ký hoặc đăng nhập để xem đầy đủ nội dung...

Trần Ngọc Thiện's Avatar

Trần Ngọc Thiện

Trần Ngọc Thiện là luật sư và thạc sĩ chuyên ngành kinh tế - tài chính với hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc giúp doanh nghiệp xây dựng mô hình quản trị phù hợp dựa theo quy mô và mục tiêu; nhận diện, phân tích, đánh giá các rủi ro hoạt động và pháp lý; tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực lao động, hôn nhân - gia đình, thương mại, doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, hành chính và hình sự.

Login