Rủi ro và mối nguy: Phân biệt để triển khai quản trị rủi ro hiệu quả
Trong các mô hình quản trị rủi ro hiện nay, thuật ngữ “rủi ro” (risk) và “mối nguy” (hazard) được nhắc đến thường xuyên và dễ gây nhầm lẫn cho người đọc. Điều này có thể dẫn đến việc lúng túng và thiếu định hướng rõ ràng khi triển khai nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro trong thực tiễn.
Mối nguy là gì?
Để nhận biết sự khác biệt, chúng ta cần tìm hiểu định nghĩa của thuật ngữ “mối nguy” (hazard).
Mối nguy là những nguy cơ (hay tác nhân) tiềm ẩn có thể gây hại cho các mục tiêu.
Theo định nghĩa trên, mối nguy có những đặc điểm chính như sau:
- Mối nguy là tác nhân tiềm ẩn. Nói cách khác, mối nguy là những yếu tố đang tồn tại xung quanh, đã có sẵn hoặc chưa có sẵn, và chúng ta có thể nhận biết hoặc chưa nhận biết được.
- Mối nguy ảnh hưởng tiêu cực cho mục tiêu. Trong đó, mục tiêu của mối nguy thường là: sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản hoặc môi trường xung quanh.
Sự khác biệt giữa mối nguy và rủi ro
Cần nhắc lại định nghĩa "rủi ro" theo ISO 31000:
Rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn lên mục tiêu.
(Có thể tìm hiểu thêm bài viết: Bàn luận khái niệm "Rủi ro là gì?")
Khi so sánh định nghĩa giữa "rủi ro" và "mối nguy", ta có thể thấy một số điểm khác biệt như bảng dưới đây:
Mối nguy | Rủi ro |
Là nhân tố, tác nhân tiềm ẩn có sẵn hoặc chưa có sẵn. Nói cách khác, mối nguy là nguồn gốc của rủi ro, là nguyên nhân gây ra rủi ro. Mối nguy chỉ có 2 trạng thái: đã có sẵn và chưa có. |
Là sự không chắc chắn, xuất phát từ các nhân tố/tác nhân tiềm ẩn tác động gây ra và ảnh hưởng lên mục tiêu Nói cách khác, rủi ro là hệ quả của các mối nguy khi kết hợp với yếu tố không chắc chắn và kết quả cuối cùng là tác động lên mục tiêu. |
Mối nguy chỉ bao hàm những tác động mang tính tiêu cực. | Rủi ro bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực lên mục tiêu. |
Ví dụ:
Trong lĩnh vực an toàn lao động, mục tiêu của chúng ta là đảm bảo tính mạng và sức khỏe của người lao động được an toàn. Ở đây, chúng ta nhận diện được rủi ro là rủi ro an toàn và sức khỏe của người lao động.
Đồng thời, chúng ta cũng nhận diện được một số mối nguy như sau:
- Ổ điện bị hở có thể gây giật điện.
- Dây điện giăng ngang lối đi có thể gây vấp ngả.
- Đồ vật để trên cao không che chắn có thể gây rơi rớt lên người bên dưới.
Đây là những mối nguy tồn tiềm ẩn mà chúng ta có thể nhận biết được hoặc chưa nhận biết được, và những mối nguy này có thể đang tồn tại hoặc không tồn tại (nhưng có thể sẽ có tồn tại trong tương lai).
Có một số kịch bản sau:
- Nếu xưởng sản xuất đóng cửa và không có người, mối nguy vẫn chỉ là mối nguy, không có rủi ro nào trong trường hợp này. Lý do: các mối nguy này không gây ảnh hưởng lên tính mạng và sức khỏe của người lao động dù cho chúng đang có hay không có tồn tại.
- Nếu xưởng đang hoạt động và có công nhân làm việc thì những mối nguy này lại là những nguyên nhân/tác nhân gây ra rủi ro an toàn và sức khỏe của người lao động. Cụ thể hơn:
- Số lượng lao động đông thì khả năng người lao động bị vấp dây điện giăng ngang lối đi hay làm rớt đồ đạc ở trên cao lên người tăng cao. Nói cách khác, xác suất của rủi ro tăng cao.
- Số lượng lao động chỉ có 1 hoặc vài người thì khả năng các mối nguy trên tác động gây ra rủi ro thấp. Nói cách khác, xác suất của rủi ro giảm xuống.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu mối quan hệ giữa rủi ro và mối nguy bằng công thức sau:
Hay có thể được thể hiện bằng một lưu đồ đơn giản sau: